[ Sùi mào gà có tự khỏi được không ? ] Có tự hết được không ?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh xã hội
October 4, 2019

Bệnh Sùi mào gà có tự khỏi được không. Đã có ai khỏi sùi mào gà chưa. Đã khỏi sùi mào gà có nên sinh thường. Bệnh sùi mào gà có tái phát không?.... Là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân đang gặp phải tình trạng này. Trên thực tế, bệnh không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và áp dụng đúng phương pháp điều trị hợp lý. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh sùi mào gà an toàn và hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu với 2bacsi qua bài viết sau.

Khái quát chung về bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà hay bệnh mồng gà, đây là 2 tên gọi chỉ chung cho một căn bệnh xã hôi nguy hiểm, được gây ra bởi loại virus HPV (Human papilloma) thuộc tuýp 6, 11, 16, 18, 35, 53…

Là căn bệnh phát triển chủ yếu ở niêm mạc da của con người thông qua các con đường chính như: đường quan hệ tình dục;  đường vật dụng trung gian; đường từ mẹ sang con hoặc đường tiếp xúc trực tiếp… Vì thế, tất cả các đối tượng bao gồm cả trẻ nhỏ lẫn người già đều có thể trở thành nạn nhân của bệnh.

Khi không được chữa trị hoặc chữa trị không triệt để. Bệnh sẽ biến chứng gây viêm nhiễm, tổn thương trên da. Tạo cơ hội cho nhiều chủng virus, vi khuẩn có hại khác xâm lấn và gây bệnh.

Riêng với những người mắc sùi mào gà thuộc tuýp 16, 18 bệnh nhân còn có thể phải đối mặt với sự tăng sinh của các tế bào ung thư ác tính ở cổ tử cung; trực tràng; dương vật; họng… Hậu quả nặng nề nhất ở trường hợp này là tử vong.

Sùi mào gà có tự khỏi được không?- Giải đáp từ bác sĩ chuyên khoa

Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không? Các chuyên gia  cho biết: Bản chất của sùi mào gà là do virus HPV gây nên. Bệnh không tự nhiên sinh ra mà cũng không thể tự biến mất được. Chính vì thế, ngay khi bản thân có các dấu hiệu của bệnh các bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tiến hành thăm khám cũng như tư vấn cách điều trị sùi mào gà phù hợp và hiệu quả.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết. Sùi mào gà khi không được điều trị hoặc điều trị dở chừng thì sẽ không tự khỏi được. Ngay cả trong những trường hợp bệnh còn nhẹ, nếu người bệnh chủ quan không chữa trị thì bệnh cũng sẽ tiến triển trầm trọng hơn cụ thể như:

  • Các nốt sùi không xâm nhập vào máu mà ở đáy biểu bì rồi xâm nhập và tế bào bên trong da làm tế bào bị phân chia, gây tổn thương trên bề mặt da.
  • Nốt sùi lớn gây vướng víu, khi bị sang chấn sùi mào gà có thể bị trầy xước và chảy máu.
  • Xuất hiện hiện tượng bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to, sùi mào gà chứa nhiều dịch mủ hôi hám.
  • Nốt sùi kể cả sau điều trị cũng chỉ là tạm thời và có thể tái phát nếu như không có những biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Nếu không điều trị sùi mào gà trở thành bệnh mãn tính và nó làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, âm đạo, dương vật...
  • Gây khó khăn cho quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân, quan hệ vợ chồng.

Thực tế  hiện nay, những bệnh nhân mắc sùi mà gà vẫn phải chung sống với mầm bệnh cả cuộc đời vì chưa có thuốc đặc trị virus HPV.

Tuy vậy các phương pháp điều trị sùi mào gà hiện nay bằng việc chấm dung dịch hay đốt laser đều phần nào giúp loại bỏ những đám sùi trên da, mục đích đều là ngăn chặn tổn thương lan rộng.

Chính bởi vậy người bệnh khi có dấu hiệu bị sùi mào gà tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc bệnh xã hội để điều trị.

Nếu tự ý điều trị hay chủ quan mặc cho bệnh tự khỏi thì sùi mào gà chỉ càng thêm nặng nề, các tổn thương khó lành lại được.

Bệnh sùi mào gà không tự khỏi được thì phải làm sao?

Đối với những người bị nhiễm sùi mào gà, cần thiết phải được điều trị kịp thời và dứt điểm, tránh tình trạng chờ bệnh tự khỏi hoặc điều trị giữa chừng thấy bệnh thuyên giảm thì dừng lại.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia về bệnh xã hội, bạn nên đi khám sùi mào gà ngày nếu ở trong các tình huống như:

  • Có quan hệ tình dục với người bị bệnh sùi mào gà.
  • Sử dụng chung đồ với người bị sùi mào gà.
  • Thấy có triệu chứng của bệnh sùi mào gà: xuất hiện các nốt sùi mào gà nổi lên như dạng chiếc mào gà hoặc như hoa súp lơ.

Trong các trường hợp bị nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh sùi mào gà. Bạn nên tới các cơ sở Y tế có chuyên khoa về bệnh xã hội để thăm khám. Khi mắc bệnh thì cần thiết phải điều trị sùi mào gà ngay theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà cần lưu ý những gì?

Phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà có thể lây sang cho con trong quá trình sinh con và nguy cơ chảy máu khó cầm gây nguy hiểm đến tính mạng.  Vì vậy, người mẹ cần được điều trị tích cực trước khi sinh.Tất cả phụ nữ bị sùi mào gà cần được làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Sau khi sinh, bệnh nhân phải được quản lý và theo dõi chặt chẽ bằng soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, cổ tử cung và khi cần thì sinh thiết để chẩn đoán.

Hầu hết các trường hợp thai phụ bị sùi mào gà phải mổ đẻ để tránh việc bệnh lây sang con.

Có thể điều trị bệnh sùi mào gà?

Hiện nay chưa có biện pháp để điều trị HPV. Các bác sĩ có thể loại bỏ các tổn thương đường sinh sản để quan sát bằng mắt thường và mụn sinh dục gây nên bởi HPV, nhưng họ không thể tiêu diệt được virus.

Không giống như các bệnh lây truyền qua đường tình dục có căn nguyên vi khuẩn như lậu, Chlamydia hay giang mai, không có thuốc kháng sinh để chữa HPV. Chúng ta có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để có thể hạn chế các thương tổn và một số loại tiền ung thư ở hậu môn, âm đạo.

Hệ thống miễn dịch sẽ dần dần phát huy khả năng tự bảo vệ chống lại virus, phòng ngừa HPV chủ yếu là từ tế bào, các vết thương tổn lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc lây cho bạn tình. Phần lớn những người đã nhiễm HPV sẽ bị nhiễm suốt đời, nhưng hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ họ khỏi sự tái phát. Thậm chí sau nhiều năm điều trị thành công, mụn cóc hoặc tiền ung thư, ung thư vẫn có thể xuất hiện trở lại bởi sự suy yếu đáp ứng miễn dịch xảy ra trong khi mang thai, trong điều trị ung thư, cấy ghép hoặc trường hợp AIDS, nhiễm HIV (suy giảm miễn dịch) hoặc khi về già ( quá trình lão hóa miễn dịch).

Các phương pháp điều trị sùi mào gà

Hiện nay, bệnh sùi mào gà có thể chữa trị bằng nhiều biện pháp khác nhau tùy vào mức độ bệnh và cơ sở y tế mà người bệnh lựa chọn. Một số phương pháp chữa sùi mào gà mà bạn có thể tham khảo:

  • Chữa sùi mào gà bằng phương pháp đốt điện

Đốt điện là phương pháp chữa sùi mào gà truyền thống được áp dụng tại khá nhiều cơ sở y tế. Đây là kỹ thuật sử dụng dòng điện cao tần để đốt các nốt sùi mào gà, giúp ngăn chặn sự phát triển cũng như loại trừ u nhú của sùi mào gà.

Tuy nhiên hiện nay, việc chữa sùi mào gà bằng cách đốt điện đang được hạn chế, bởi mặc dù phương pháp này có mang lại hiệu quả điều trị nhưng nó có thể gây ra sự đau đớn cho người bệnh, và cần nhiều thời gian để hồi phục vết thương.

Ngoài ra, với những người có làn da nhạy cảm, việc đốt điện chữa sùi mào gà còn có thể để lại sẹo, làm mất tính thẩm mĩ.

  • Chữa sùi mào gà bằng cách đốt laser

Điều trị sùi mào gà bằng cách đốt laser hiện là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi. Nguyên tắc điều trị bằng biện pháp này là sử dụng tia laser tác động trực tiếp lên các nốt sùi để loại bỏ chúng và ngăn chặn sự lây lan ra các tổ chức xung quanh.

Tuy nhiên, đây chỉ là một biện pháp giúp hỗ trợ điều trị các biểu hiện ngoài da của bệnh sùi mào gà. Nó không thể loại bỏ được virus HPV trong cơ thể do đó sau khi điều trị bằng biện pháp này, người bệnh hoàn toàn có thể bị tái phát trở lại nếu sức đề kháng của cơ thể kém, vấn đề chăm sóc sức khỏe sau khi điều trị không được đảm bảo.

Bởi vậy, việc duy trì đời sống sinh hoạt lành mạnh sau khi chữa trị là điều cần thiết.

  • Dùng thuốc kháng sinh chữa sùi mào gà

Thông thường, đối với những trường hợp phát hiện bệnh sùi mào gà sớm và bệnh đang ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được bác sỹ cho sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để điều trị.

Đây là loại thuốc bao gồm các chất được chiết xuất từ vi sinh vật, nấm có thể tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của tạp khuẩn một cách đặc hiệu. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng lên vi khuẩn tại cấp độ phân tử, thường là một vị trí cần thiết của vi khuẩn hay một phản ứng trong rất trình phát triển của tạp khuẩn.

Tuy nhiên, hiện tại chưa có một loại thuốc kháng sinh nào có thể tiêu diệt được virus HPV gây sùi mào gà mà chỉ có một số loại thuốc kháng sinh giúp cơ thể tự sản sinh đề kháng để kìm hãm sự phát triển của Virus HPV như Acyclovir, Avir.

Người bệnh khi muốn điều trị bằng phương pháp này cần tham khảo sự hướng dẫn của bác sĩ bởi nếu bạn tự ý dùng thuốc có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, khiến bệnh không khỏi và khó chữa trị hơn.

  • Sùi mào gà chữa bằng các bài thuốc dân gian

Không ít bệnh nhân mắc sùi mào gà vì tâm lý xấu hổ nên không muốn điều trị bệnh tại các cơ sở y tế, họ thường tìm kiếm các phương pháp dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Một số bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng để chữa trị sùi mào gà như:

Điều trị sùi mào gà bằng nghệ

Dùng nghệ để chữa sùi mào gà là một bài thuốc dân gian phổ biến được không ít người sử dụng. Trong nghệ có chứa chất curcumin có thể hỗ trợ làm nốt sùi teo lại và rụng xuống.

Các bạn có thể áp dụng phương pháp này bằng cách sử dụng tinh bột nghệ trộn với dung dịch dầu olive rồi bôi lên nốt sùi mào gà. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên sử dụng nghệ ở các vị trí ngoài da, không bôi nghệ vào vùng kín hay các bộ phận ở sâu bên trong.

Chữa sùi mào gà bằng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, bởi vậy nó cũng là một bài thuốc dân gian chữa sùi mào gà được áp dụng rộng rãi.

Bạn hãy dùng khoảng 20 lá trầu không, rửa sạch với nước muối loãng rồi giã nát. Dùng nước lá bôi lên vùng da bị tổn thương khoảng 4–5 lần/ngày. Hoặc bạn cũng có thể nấu nước trầu không để tắm.

Điều trị sùi mào gà tại nhà bằng lá tía tô

Tía tô là loại lá có vị cay, ấm, thường được sử dụng để trị chứng cảm lạnh, đau bụng hoặc nôn mửa. Bên cạnh đó, loại lá này cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị mụn cóc hay sùi mào gà.

Các bạn hãy giã nát một phần lá tía tô sau khi đã rửa sạch, trộn thêm một ít muối rồi đắp lên vùng có nốt sùi mào gà. Bạn có thể sử dụng khăn để quấn hỗn hợp lại giúp cho các chất có trong lá ngấm vào nốt sùi.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, các bài thuốc dân gian trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với các trường hợp bị sùi mào gà nhẹ. Với những trường hợp nặng, các bạn không nên áp dụng những cách này vì nó có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ trước khi điều trị bằng bất cứ biện pháp nào.

Đông y điều trị bệnh sùi mào gà

Đông y được biết đến là phương pháp chữa bệnh cổ truyền, có thời gian phát triển lên đến hàng nghìn năm. Phương pháp này chủ yếu sử dụng các vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, giảm viêm, chống sưng…

Không ít người khi bị mắc chứng bệnh sùi mào gà thường e ngại tác dụng phụ của thuốc tây y nên lựa chọn dùng thuốc Đông y để chữa bệnh. Những bài thuốc này chủ yếu tập trung làm giảm triệu chứng bệnh, giảm đau, khó chịu chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm.

Hơn nữa, thuốc Đông y chỉ có tác dụng ở thể bệnh nhẹ, ở thể bệnh nặng, hầu như các bài thuốc Đông y không mang lại tác dụng gì lớn. Bởi vậy, việc điều trị sùi mào gà bằng Đông y là điều rất khó khăn.

Làm thế nào để thoát khỏi bệnh sùi mào gà

  • Đi khám bệnh sùi mào gà

Đi khám và tiến hành các xét nghiệm liên quan là công việc mà bất kể bệnh nhân nào khi bị sùi mào gà đều cần phải thực hiện.

Hành động này mang tính chất sàng lóc các trường hợp bị sùi mào gà, đồng thời tìm ra tình hình sức khoe hiện tại của bạn. Chỉ khi có kết quả xét nghiệm bác sĩ mới có thể tiến hành xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.

  • Chữa sùi mào gà

Căn cứ vào tình hình thực tế bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân sử dụng thuốc hay các thủ thuật ngoài khoa để loại bỏ căn bệnh sùi mào gà.

Trong trường hợp mới bị sùi mào gà: Bạn sẽ được gợi ý chữa bệnh bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Công dụng chủ yếu của thuốc là tiêu diệt virus gây bệnh, đồng thời làm teo và kích thích các nốt sùi tự rụng. Tuy nhiên, việc sự dụng thuốc sẽ phải kiên trì và tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ. Tránh trường hợp tứ ý dừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.

Chữa sùi mào gà bằng kỹ thuật ngoại khoa: Đây thường là phương pháp dành cho những bệnh nhân bị sùi mào gà lâu năm. Có hai kỹ thuật ngoại khoa được sử dụng phổ biến hơn cả trong trường hợp này đó chính là: đốt điện sùi mào gà, tia laser và điều trị sùi mào gà bằng công nghệ ALA – PDT.

Với đốt sùi mào gà bằng điện và tia laser thì đây là phương pháp ứng dụng nhiệt lượng của được tạo ra từ dòng điện hoặc tia laser để loại bỏ các nốt sùi mọc đơn lẻ. Tuy nhiên, đây không phải là cách chữa sùi mào gà an toàn và hiệu quả. Bởi nhìn chung trong và sau khi đốt, vùng da chứa sùi mào gà và các tế bào da lân cận rất có thể bị bỏng.

Công nghệ ALA – PDT: So với các phương pháp chữa sùi mào gà ở trên thì ALA –PDT là phương pháp điều trị sùi mào gà đem đến kết quả khả quan hơn cả, sau khi điều trị các nốt sùi chẳng những bị đánh bay hoàn toàn mà virus gây bệnh cũng bị tiêu diệt triệt để. Theo nhận định của chuyên gia thì đây là cách chữa sùi mào gà an toàn – hiệu quả - không biến chứng.

  • Tái khám bệnh thường xuyên

Cuối cùng để loại bỏ hoàn toàn bệnh sùi mào gà, thì sau khi điều trị bệnh nha bắt buộc phải tái khám và tuân thủ nghiêm ngắt những lưu ý của chuyên gia.

Lời khuyên của các chuyên gia

Có thể nhận định rằng việc điều trị bệnh sùi mào gà là điều không hề dễ dàng bởi virus HPV là loại virus khó có thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi cơ thể sau khi đã xâm nhập.

Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà thường tập trung giúp khắc phục các triệu chứng do bệnh gây ra và ức chế sự phát triển của virus để ngăn ngừa bệnh tái phát. Thông thường, người bệnh có thể phải kết hợp 2 hoặc nhiều phương pháp mới có thể điều trị hiệu quả bệnh lý này.

Bên cạnh đó, muốn việc điều trị sùi mào gà mang lại kết quả cao đòi hỏi người bệnh cần chủ động thăm khám bệnh càng sớm càng tốt.

Việc tự ý áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà khi chưa nắm rõ cụ thể tình trạng bệnh hay chưa được bác sĩ chỉ định sẽ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ, không nên tự ý thay đổi phương pháp điều trị hay bỏ dở phác đồ điều trị vì điều này sẽ khiến bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn.

Với những thông tin mà 2bacsi vừa chia sẻ, hi vọng rằng các bạn đã biết sùi mào gà có thể tự khỏi được không? cũng như biết được các phương pháp điều trị sùi mào gà hiệu quả hiện nay.

Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap