[ Sùi mào gà ở nữ ] : Dấu hiệu nhận biết + cách điều trị hiệu quả !
Sùi mào gà ở nữ là gì. Bệnh lây nhiễm qua những đường nào. Bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu. Hình ảnh sùi mào gà ở vùng kín, ở khoang miệng. Biện pháp phòng tránh sùi mào gà ở nữ. Đây sẽ là những nội dung mà 2bacsi muốn gửi đến quý bạn đọc. Hi vọng, thông qua nội dung bài viết, quý chị em sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ chính mình.
Sùi mào gà ở nữ là gì?
Bệnh sùi mào gà là căn bệnh lây truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Do virus HPV gây ra, virus này dễ dàng lây nhiễm và dễ dàng tái phát và thường gây gai nhú trên niêm mạc và da người.
Theo như các chuyên gia cho biết đa số chúng ta đều bị nhiễm HPV. Tuy nhiên virus này chỉ bộ phát thành bệnh ở những người có sức đề kháng kém.
Bệnh sùi mào gà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như : viêm nhiễm bộ phận sinh dục và gây khó khăn trong sinh hoạt và gây vô sinh.
Nữ giới mắc bệnh sùi mào gà như thế nào?
Sùi mào gà là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng qua nhiều con đường. Do đó, mỗi chúng ta phải trang bị cho mình kiến thức để biết cách phòng tránh cho bản thân và những người thân trong gia đình.
- Quan hệ tình dục không an toàn – là con đường lây nhiễm sùi mào gà chính
Với những chị em có đời sống tính dục phóng khoáng, đặc biệt là những cô gái nhà hàng, gái mại dâm, thường xuyên giao hợp với nhiều người, mà không sử dụng bao cao su rất dễ bị lây bệnh sùi mào gà.
Việc quan hệ tình dục ở đây không chỉ là quan hệ qua đường hậu môn thông thường. Mà quan hệ bằng miệng, hoặc bằng đường hậu môn, đều có khả năng bị lây nhiễm virus HPV ngang nhau.
Với một số gây ra bệnh sùi mào gà ngay khi quan hệ tình dục có dùng bao cao su với người bệnh thì chúng vẫn có nguy cơ bị lây lan thông qua những va chạm trực tiếp với virus HPV trên cơ thể người bệnh.
Khi mà quan hệ tình dục với người mắc bệnh sùi mào gà chúng ta có thể dễ bị sùi mọc ở bộ phận sinh dục . Nếu quan hệ bằng hậu môn thì có thể mọc sùi ở mép hậu môn và quan hệ bằng miệng thì sùi mào gà ở miệng mặt tai, bất cứ kẻ bộ phận nào có va chạm trực tiếp với các tổn tưởng do sùi mào gà có thể gây ra trên cơ thể người bệnh đều có mọc sùi mào gà.
- Sùi mào gà ở nữ giới lây từ mẹ sang con qua con đường sinh đẻ tự nhiên
Theo các chuyên gia khuyến cáo những phụ nữ khi mang thai mà không may mắc sùi mào gà thì không nên để tự nhiên nên đẻ mổ. Bởi khi đẻ bằng phương pháp tự nhiên và trẻ sơ sinh rất dễ bị lây nhiễm sùi mào gà từ bộ phận sinh sản của mẹ. Trẻ sơ sinh cũng có thể rất dễ bị lây sùi mào gà thông qua những tiếp xúc trực tiếp và thân thiết với người mẹ.
Khi mang thai các chị em không nên quan hệ tình dục với chồng để khó có thể tránh bị lây bệnh từ chồng hoặc không may đã mắc sùi mào gà
- Sùi mào gà lây bệnh tiếp xúc gián tiếp với người bệnh
Trường hợp chị em có thói quen sử dụng chung đồ dùng cá nhân với những người mắc sùi mào gà như: khăn tắm, khăn mặt, quần lót, bồn cầu,…. Đều có nguy cơ bị lây nhiễm.
Ngoài ra, nếu người bệnh chẳng may có tiếp xúc vết thương hở với dịch tiết có chữa virus HPV của người bệnh, thì đều có khả năng bị lây bệnh. Tuy mức độ lây bệnh sùi mào gà ở nữ giới bằng con đường này thấp. Nhưng chị em cũng không nên chủ quan trong việc phòng tránh.
Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở nữ giới
Chị em phụ nữ cũng rất dễ bị mắc sùi mào gà. Tuy nhiên, không ai cũng biết cách nhận biết triệu chứng sùi mào gà ở nữ. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu giúp chị em sớm nhận biết ra bệnh:
- Triệu chứng sùi mào gà ở âm hộ nữ giới
Sùi mào gà ở âm hộ (môi lớn, môi nhỏ, âm vật,…) là vị trí xuất hiệu triệu chứng bệnh sùi mào gà phổ biến nhất. Khi này, âm hộ người bệnh sẽ xuất hiện những nốt sùi rất nhỏ màu trắng hoặc hồng nhạt nằm rải rác, có chân hoặc có cuống, đầu nhọn như mũi mác. Những nốt sùi này rất mềm, hơi có cảm giác ẩm ướt khi chạm vào và không hề gây đau, gây ngứa cho người bệnh.
Bệnh kéo dài, những nốt sùi đơn lẻ sẽ nhanh chóng liên kết với nhau thành những đám sùi có hình dạng hoa súp lơ hay mào gà. Đầu mụn sùi có thể nhô cao đến vài cm. Người bệnh chỉ cần di chuyển nhiều hoặc va chạm mạnh là các đám sùi này có thể chảy máu, gây đau, loét và tiết dịch dẫn đến bội nhiễm.
Một số trường hợp do vệ sinh kém, kèm theo có thai nghén hoặc có bệnh lậu kết hợp nên sùi mào gà phát triển thành một khối lớn, to bằng nắm tay, màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối. Xem thêm : Biểu hiện sùi mào gà ở nam giới.
- Nhận biết sùi mào gà ở nữ giới tại âm đạo
Sùi mào gà âm hộ nếu không được khắc phục kịp thời các nốt sùi sẽ mọc lan dần vào âm đạo. Ban đầu, các nốt sùi mào gà âm đạo chỉ là những mụn thịt thừa nhỏ, kích thước vài mm, không gây đau ngứa. Nếu quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp có thể thấy chúng là những vết sần nhỏ bởi vậy mà ít người quan tâm.
Bệnh kéo dài, các nốt sùi sẽ phát triển đạt kích cỡ lớn hơn, chiều dài có thể lên đến vài cm. Chúng liên kết với nhau thành đám lớn với hình dạng như bông súp lơ hoặc mào gà. Sùi mào gà âm đạo có thể lan dần đến cổ tử cung, bịt kín cổ tử cung, gây ảnh hưởng đến việc sinh nở của chị em sau này.
- Sùi mào gà ở miệng - Dấu hiệu bệnh sùi mào gà không thể bỏ qua
Sùi mào gà không chỉ lây nhiễm qua đường sinh dục mà còn có thể lây nhiễm qua hình thức quan hệ bằng miệng (oral sex).
Sùi mào gà ở miệng có triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với bệnh viêm họng, như: Có một mảng màu đỏ hoặc trắng trên amidan, lưỡi, gây tê và đau rát; Mọc mụn, lở loét trong khoang miệng. Các mụn (sùi) này liên kết với nhau thành một vùng có dạng giống như mào gà hay hoa súp lơ bề mặt xù xì, mềm và có màu đỏ hay phớt hồng; Sưng và đau hàm; Có cảm giác đau đớn khi nuốt.
- Sùi mào gà ở hậu môn
Những người có quan hệ bằng đường hậu môn thì triệu chứng sùi mào gà chủ yếu xuất hiện quanh lỗ hậu môn; Lỗ hậu môn sưng tấy, đau rát có thể kèm tiết dịch và mưng mủ; Đại tiện khó khăn, đại tiện ra máu;
Nếu các nốt sùi mọc ở ngoài lỗ hậu môn thì dễ dàng phát hiện hơn. Ngược lại, nếu các nốt sùi mào gà mọc trong hậu môn thì lại rất khó quan sát, chỉ khi sau đi đại tiện, xuất hiện hiện tượng chảy máu thì bệnh mới được phát hiện.
Biến chứng nguy hại do bệnh sùi mào gà ở nữ gây ra
Bệnh sùi mào gà là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, trong đó có đến 70% số ca tử vong do phát hiện ra bệnh muộn. 30% còn lại bắt buộc bắt buộc phải cắt bỏ tử cung để ngăn các khối u di căn, khi này nữ giới không còn khả năng mang thai tự nhiên nữa (chỉ có duy nhất một cách là nhờ người mang thai hộ).
Nữ giới bị sùi mào gà khi đang mang thai nếu không được bác sỹ tư vấn cặn kẽ khả năng cao sẽ vô tình lây nhiễm sang cho con ngay khi còn trong bụng hoặc trong quá trình trở dạ trẻ đi qua khu vực cổ tử cung, âm đạo nên lây virut. Bị sùi mào gà bẩm sinh khiến đứa trẻ kém phát triển về thể chất và trí tuệ. Ngoài ra những người bị bệnh sùi mào gà có nguy cơ rất cao gặp phải các biến chứng thai kì như sảy thai, sinh non, băng huyết.
Bệnh sùi mào gà khiến nữ giới bị mặc cảm về tâm lý, cộng với việc bị đau rát khi giao hợp nên dần dần mất hứng thú với chuyện chăn gối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục của họ.
Virus sùi mào gà sau khi xâm nhập vào cơ quan sinh dục có thể di chuyển ngược lên phía trên gây ra nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm cổ tử cung, viêm tử cung.
Nữ giới mắc bệnh sùi mào gà việc điều trị khá khó khăn do cấu tạo phức tạp của cơ quan sinh dục, đồng thời bệnh lại rất dễ tái phát khiến tâm lý của người bệnh luôn nặng nề, mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, chất lượng sống và hạnh phúc của họ.
Bệnh sùi mào gà ở nữ có chữa được không?
Bệnh sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh AIDS.
Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh sùi mào gà có xu hướng tăng cao ở mức đáng báo động, nhất là ở nữ giới. Tuy nhiên, vì sự e ngại, xấu hổ nên nhiều người đã chấp nhận sống chung với bệnh. Đây là việc hết sức sai lầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Sùi mào gà có chữa khỏi được không còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:
- Nguyên nhân, tình trạng và mức độ bệnh
- Địa chỉ y tế mà bạn lựa chọn
- Tay nghề bác sĩ
- Trang thiết bị y tế hiện đại
- Phương pháp điều trị phù hợp
Trước khi đưa ra quyết định điều trị sùi mào gà thì chị em cần phải cân nhắc thật kĩ về việc lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để thực hiện điều trị bệnh hiệu quả. Sùi mào gà có chữa được không phần lớn phụ thuộc vào cơ sở y tế và tay nghề bác sĩ mà bạn lựa chọn. Nếu chị em lựa chọn đúng cơ sở y tế uy tín thì bệnh sùi mào gà hoàn toàn có thể chữa được.
Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở nữ giới
Với nền phát triển của y học như hiện nay việc điều trị sùi mào gà ở chị em phụ nữ không hề khó. Tùy theo mức độ của bệnh và khả năng sức khỏe của chị em như thế nào mà bác sĩ điều trị sẽ áp dụng phương pháp sao cho hiệu quả và an toàn nhất
- Dùng thuốc bôi bên ngoài
Với các nốt sùi mào gà còn nhỏ, độc lập và mọc ở khu vực bên ngoài người bệnh có thể điều trị bằng cách chấm các dung dịch như dung dịch Axid trichloaxetic 80-90% hoặc dung dịch Podophyllotoxine 20-25% trực tiếp lên vết thương mỗi ngày.
Chú ý không được bôi dung dịch lên các niêm mạc như bên trong âm đạo, cổ tử cung vì có thể gây bỏng da.
- Phương pháp cắt đốt điện cao tần
Đây là phương pháp điều trị sử dụng dòng điện cao tần. Để tiến hành loại bỏ (cắt, đốt) những vùng da bị tổn thương do virus HPV gây nên. Nhằm tác động nhanh và trực tiếp đến tế bào bị tổn thương. Nhưng không làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh, không đau, không gây chảy máu, mang tính thẩm mỹ.
- Điều trị sùi mào gà bằng phương pháp áp lạnh
Đây là một trong những phương pháp điều trị sùi mào gà truyền thống được các phòng khám có cơ sở hạ tầng thô sơ áp dụng. Phương pháp này chỉ áp dụng được cho những người bị sùi mào gà ở mức độ nặng. Với việc sử dụng nitrogen lỏng các nốt sùi mào gà sẽ bị đóng băng. Sau đó, từ 1-3 tuần các nốt sùi sẽ dần biến mất.
Nhưng phương pháp có nhược điểm là thường để lại sẹo, khiến người bệnh phải chịu đau đớn trong quá trình điều trị. Đặc biệt là khả năng tái phát của bệnh cao, dễ gây tổn thương đến các cơ quan xung quanh khác.
- Chữa sùi mào gà bằng phương pháp đốt laser
Phương pháp này sử dụng chủ yếu là tia laser để chiếu trực tiếp lên các nốt sùi. Khiến cho chúng không có cơ hội phát triển. Phương pháp chỉ áp dụng cho những nốt sùi to.
Ưu điểm: Không gây chảy máu, bệnh khó có khả năng tái phát.
Nhược điểm: Không điều trị được cho những bệnh nhân có nốt sùi nhỏ, ở các vị trí khó điều trị như dây phanh hãm bao quy đầu; Không khắc phục được những tổn thương mà virus HPV gây ra trước đó; Có thể gây tổn thương đến các khu vực khác.
- Phương pháp kích hoạt miễn dịch tự thân DNA
Nhằm loại bỏ những triệu chứng sùi mào gà bên ngoài mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Sau đó tiếp tục tác động đến tận sâu các tổ chức viêm nhiễm để cắt đứt chuỗi gen tế bào virus. Tiêu diệt triệt để các loại virus, phòng chống viêm nhiễm lây lan. Giúp cơ thể nâng cao khả năng tự miễn dịch, tái tạo lại các tế bào bị tổn thương. Cũng như ngăn ngừa, phòng chống bệnh tái phát triệt để.
- Phương pháp Đông- Tây y kết hợp
Đây là phương pháp điều trị kép, là một trong những phương pháp rất mới.
Trong quá trình chữa trị sùi mào gà, bác sĩ chuyên khoa không chỉ sử dụng phương pháp điều trị Tây y. Mà còn kết hợp điều trị bằng phương pháp Đông y để mang lại hiệu quả điều trị sùi mào gà vượt trội.
Sự phối kết hợp này giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả cao. Giúp người bệnh giảm thiểu tối đa những rủi ro gặp phải do tác dụng phụ của thuốc Tây y gây ra. Từ đó tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Phương pháp ALA- PDT
Là phương pháp hỗ trợ điều trị sùi mào gà sử dụng một lượng oxy lớn chiếu lên vùng bệnh nhằm tiêu diệt và loại bỏ các nốt sùi bằng cách ứng dụng cục bộ photosensitizer để kích thích. Liệu pháp quang điện ALA-PDT mang nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
Ngăn chặn và giảm thiểu sự tăng sinh của các mô da và khối u xơ, loại bỏ virus giúp miễn dịch lâu dài với virus.
Thời gian hỗ trợ điều trị ngắn, sau 8 tiếng thấy hiệu quả, sau 3 ngày nốt sùi biến mất.
Loại bỏ những triệu chứng sùi mào gà bên ngoài mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy được. Việc hỗ trợ điều trị không để lại sẹo xấu, không đau, không chảy máu.
Độ an toàn cao, không gây đau đớn, không tổn hại tới các mô xung quanh.
Kiểm soát sự phát triển của virus, ngăn không cho bệnh có nguy cơ tái phát.
Biện pháp phòng tránh sùi mào gà ở nữ
Để phòng tránh căn bệnh xã hội mang tên sùi mào gà một cách tốt nhất, chị em nên thực hiện một số biện dưới đây:
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục bừa bãi
Một con số đáng quan ngại là hơn 60% chị em mắc sùi mào gà đều do quan hệ tình dục bừa bãi. Trong gia đình, ngoài việc lây nhiễm sùi mào gà giữa vợ chồng còn có thể lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc với người thân trong gia đình (nếu bạn có sức khỏe kém).
Việc mắc sùi mào gà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, gia đình bất ổn, áp lực tinh thần cao.
Do đó, không nên có bất kì hành động quan hệ tình dục ngoài hôn nhân để đảm bảo sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình.
- Phòng tránh sùi mào gà lây nhiễm do tiếp xúc
Trong gia đình, ngoài việc lây nhiễm sùi mào gà giữa vợ chồng còn có thể lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc với người thân trong gia đình (nếu bạn có sức khỏe kém).
Không nên sử dụng chung chậu tắm, đồ lót, ... ở các địa điểm công cộng không nên dùng thau tắm chung, vòi hoa sen là lựa chọn tốt nhất lúc này.
Không bơi có các bể bơi không an toàn, thiếu đảm bảo vệ sinh, ít thay nước định kỳ. Sử dụng xà bông rửa tay sau khi vệ sinh.
- Chú ý việc vệ sinh vùng kín
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng, thay giặt quần lót liên tục, giặt riêng đồ lót là điều nên làm. Dù trong cùng gia đình nhưng việc mỗi người một bộ khăn mặt, khăn tắm và chậu riêng là rất cần thiết.
Sau khi chữa bệnh xong, việc kiêng quan hệ tình dục là điều bắt buộc.
Nếu như vợ hoặc chồng điều trị sùi mào gà, dù biểu hiện bên ngoài đã suy giảm nhưng virus HPV vẫn còn trong cơ thể.
Người bệnh cần uống thuốc điều trị, vệ sinh âm hộ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Nếu trong quá trình điều trị vẫn muốn quan hệ tình dục, đừng quên sử dụng bao cao su để tránh lây bệnh cho người chung chăn gối.
Vừa rồi là sự tông hợp về các vấn đề liên quan đến sùi mào gà ở nữ giới. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc phòng tránh và điều trị bệnh.