[ Bệnh viện K ] : Thông tin chi tiết + Kinh nghiệm khi đi khám tại đây !
Khám dịch vụ ở bệnh viện K như thế nào , khoa điều trị theo yêu cầu bệnh viện K ở đâu , bác sĩ giỏi ở bệnh viện K là ai ... Bài viết dưới đây 2bacsi sẽ giải đáp những thắc mắc trên và chia sẻ 1 số kinh nghiệm khi đi khám ở bệnh viện K . Cùng tìm hiểu nhé !
Ung thư đã trở thành một trong những thách thức của y học hiện đại trên toàn thế giới. Hiện mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư.
Trong số đó, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư trực tràng...là những bệnh ung thư phổ biến nhất. Đó chính là lý do vì sao hàng ngày có rất nhiều người bệnh đến khám ở các cơ sở khác nhau của Bệnh viện K.
Bệnh viện K là đơn vị y tế đầu ngành trong lĩnh vực khám và điều trị ung thư. Áp dụng các ứng dụng kỹ thuật y khoa tiên tiến, bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư hiệu quả.
Nội dung chính của bài viết
- 1. Giới thiệu đôi nét về bệnh viện K
- 2. Địa chỉ bệnh viện K ( các cơ sở )
- 3. Bệnh viện K có những khoa nào
- 4. Quy trình khám bệnh tại bệnh viện K Hà Nội
- 5. Hướng dẫn đăng kí khám trực tuyến tại bệnh viện K
- 6. Bảng giá khám bệnh tại bệnh viện K
1 . Giới thiệu đôi nét về Bệnh viện K Hà Nội
Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống ung thư. Tiền thân là khoa Ung thư của Bệnh viện Việt – Đức, được xây dựng trên cơ sở của Viện Radium Đông Dương, một đơn vị phòng chống ung thư lâu đời nhất trong khu vực. Hiện nay, bệnh viện là địa chỉ khám và điều trị các bệnh ung thư uy tín ở khu vực phía Bắc.
Bệnh viện K thực hiện các nhiệm vụ:
- Cung cấp các dịch vụ khám, chữa các bệnh thuộc chuyên khoa ung bướu chất lượng cao
- Tư vấn cho Bộ Y tế trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách về phòng chống bệnh ung thư
- Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về phòng chống ung thư
- Đào tạo cán bộ y tế
- Nghiên cứu khoa học
- Hợp tác quốc tế: Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân về nghiên cứu bệnh ung thư; tranh thủ sự viện trợ về trang thiết bị và đào tạo cán bộ chuyên ngành ung bướu.
Bệnh viện có hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị ung thư vào loại hiện đại nhất Việt Nam. Bệnh viện có ưu thế trong việc chẩn đoán mô bệnh học ung thư, một phương pháp chẩn đoán quan trọng nhất trong ung thư. Bệnh viện K có đủ mọi phương tiện và thiết bị thực hiện trọn gói các phác đồ điều trị của hầu hết các loại ung thư.
Hiện nay, Bệnh viện K Trung ương đã triển khai thường quy mổ u não 100% dưới kính hiển vi, dùng hệ thống định vị thần kinh dẫn đường trong mổ để giúp bác sĩ phẫu thuật biết chính xác bờ ranh giới u. Nhờ đó, bác sĩ phẫu thuật có thể lấy tối đa được khối u, định vị được chức năng giúp bảo vệ cấu trúc trong mổ, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân tái hòa nhập cuộc sống sớm nhất sau khi mổ.
Hiện nay, bệnh viện có 3 cơ sở khang trang, sạch sẽ và được trang bị các thiết bị y khoa hiện đại sánh ngang tầm với các quốc gia trong khu vực. Cơ sở 3 hay còn gọi là Bệnh viện K Tân Triều là một trong những cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Các trang thiết bị hiện đại ứng dụng để điều trị ung thư bướu tại bệnh viện.
Xem thêm : [ Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương ] : Hướng dẫn đi khám đầy đủ !
2. Bệnh viện K - Địa chỉ khám chữa bệnh Ung thư hàng đầu ở Việt Nam
Bệnh viện K Trung ương với 3 cơ sở khang trang, sạch sẽ và nhiều trang thiết bị hiện đại sánh ngang tầm với các quốc gia trong khu vực. Hiện nay, 3 cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội đó là:
- Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
- Cơ sở 3: cơ sở Tân Triều, số 30 Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.
Bệnh viện hiện có 66 khoa, phòng, đơn vị bộ phận, trung tâm với 1.224 cán bộ, viên chức.
Trong đó có 12 Phó giáo sư, 55 Tiến sĩ và Bác sĩ chuyên khoa II, 150 Thạc sĩ và Bác sĩ chuyên khoa I và 68 Bác sĩ với quy mô 1.800 giường bệnh.
3. Các khoa khám bệnh của Bệnh viện K
Sau đây là các Khoa khám bệnh và khám bệnh theo yêu cầu tại Bệnh viện K, nơi tiếp nhận bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện.
- Khoa Khám bệnh (cơ sở Quán Sứ)
- Khám bệnh Tự nguyện (cơ sở Quán Sứ)
- Khoa Khám bệnh (cơ sở Tân Triều)
- Bộ phận Khám theo yêu cầu (Khám A cơ sở Tân Triều).
Thời gian khám chữa bệnh tại bệnh viện K
Thời gian khám chữa bệnh tại Bệnh viện K Trung ương được quy định cụ thể như sau:
Cơ sở 1 Quán Sứ
- Phòng khám 101 – 102 – 103: Khám từ 6 – 17 giờ
- Phòng khám 108 – 112: Khám từ 7 – 17 giờ
Cơ sở 3 Tân Triều
- Đón bệnh nhân: từ 5 giờ 45
- Khám bệnh: từ 6 giờ – 17 giờ
- Khám GS – PGS: từ 7 giờ
- Khám bệnh cho bệnh nhân đăng ký trực tuyến: từ 7 giờ
Lưu ý: Khoa Khám bệnh của bệnh viện tổ chức khám bệnh từ rất sớm, bắt đầu từ 5 giờ 45, mục đích là tăng hiệu suất phòng khám bệnh và phòng lấy máu xét nghiệm để giảm ùn tắc vào giờ cao điểm. Do đó, để tránh phải chờ lâu, bạn có thể tranh thủ đi khám sớm.
Xem thêm : [ Bệnh viện mắt Trung Ương ] : Giới thiệu tổng quan + lưu ý khi đi khám !
4. Quy trình khám bệnh của Bệnh viện K Hà Nội
Bạn nên tìm hiểu quy trình khám của bệnh viện trước khi đi khám để tránh mất thời gian khi phải đi hỏi lòng vòng về quy trình khám, chữa bệnh của bệnh viện.
1. Bệnh nhân có Bảo hiểm Y tế
Nếu sử dụng thẻ Bảo hiểm Y tế để đi khám bệnh tại đây, bạn nên lưu ý quy trình sau:
Bước 1: Đăng ký khám
- Xuất trình:
- Thẻ Bảo hiểm Y tế, giấy tờ tùy thân có dán ảnh
- Giấy chuyển tuyến
- Đối với bệnh nhân khám lại định kỳ:
- Giấy hẹn tái khám
- Thẻ ra viện
- Nhận phiếu, số thứ tự khám theo chuyên khoa, phòng
Bước 2: Khám bệnh
- Chờ vào khám theo số thứ tự hiển thị trên cửa phòng khám
- Bác sĩ khám và đưa ra chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng (nếu thấy cần thiết)
- Nếu không có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Nhận đơn thuốc (nếu có)
- Xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú
- Quay lại cửa đăng ký khám bệnh, nhận lại thẻ Bảo hiểm Y tế.
Bước 3: Thực hiện các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng
- Đóng dấu Bảo hiểm Y tế
- Đóng dấu các phiếu chỉ định tại các cửa thu viện phí, nộp phí chênh lệch % Bảo hiểm Y tế (nếu có)
- Nhân viên y tế hướng dẫn bạn đi làm xét nghiệm theo thông tin ghi trên phiếu chỉ định xét nghiệm (khoa, phòng…)
- Thực hiện:
- Thực hiện các chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng theo thông tin đã ghi trên phiếu
- Sau khi làm các xét nghiệm, bạn chờ lấy kết quả theo giờ hẹn ghi trên phiếu
- Sau khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bạn quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám, lấy số thứ tự vào phòng khám để gặp bác sĩ khám kết luận.
Bước 4: Kết luận
- Bác sĩ xem các xét nghiệm và đưa ra kết luận
- Bạn nhận chỉ định, đơn thuốc, giấy hẹn tái khám (nếu có)
- Bạn xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú
- Quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám nhận lại thẻ Bảo hiểm Y tế và thanh toán chi phí (nếu có)
- Nếu có chỉ định nhập viện:
- Bạn thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế
- Nếu có đơn thuốc Bảo hiểm Y tế:
- Bạn nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc Bảo hiểm Y tế
- Chờ gọi tên nhận thuốc, kiểm tra thuốc trước khi ra về.
2. Bệnh nhân không có thẻ Bảo hiểm Y tế
Nếu không có thẻ Bảo hiểm Y tế, bạn sẽ thực hiện quy trình sau:
Bước 1: Đăng ký khám
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhân viên y tế
- Nộp phí khám bệnh
- Nhận phiếu khám, số thứ tự theo chuyên khoa
Bước 2: Khám bệnh
- Chờ vào khám theo số thứ tự hiển thị trên bảng điện tử
- Nhận chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng từ bác sĩ khám bệnh
- Nếu không có xét nghiệm cận lâm sàng, bạn nhận đơn thuốc (nếu có)
- Xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú.
Bước 3: Làm các xét nghiệm cận lâm sàng
- Nếu không có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng: Bạn ra quầy thuốc nộp đơn thuốc, chờ gọi tên đóng tiền mua thuốc, nhận thuốc ra về.
- Nếu có chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Đóng phí làm các xét nghiệm tại cửa thu viện phí
- Thực hiện các xét nghiệm theo thông tin ghi trên phiếu chỉ định xét nghiệm (khoa, phòng…)
- Bạn chờ lấy kết quả xét nghiệm theo giờ hẹn ghi trên phiếu
- Khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm, bạn cầm kết quả quay lại cửa đón tiếp và đăng ký khám lấy số thứ tự vào phòng khám để bác sĩ đọc kết quả.
Bước 4: Kết luận
- Sau khi xem các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có chỉ định, đơn thuốc, giấy hẹn tái khám (nếu có). Bạn xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú
- Nếu có chỉ định nhập viện, bạn làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế
- Nếu có đơn thuốc, bạn ra quầy thuốc nộp đơn thuốc, chờ gọi tên đóng tiền mua thuốc, nhận thuốc, ra về.
5. Hướng dẫn đăng kí khám trực tuyến tại Bệnh viện K
Qua tìm hiểu trên website bệnh viện K, chúng tôi nhận thấy rằng, hiện nay bệnh viện K đã triển khai dịch vụ Đặt khám bệnh trực tuyến. Người bệnh có thể tham khảo qui trình đặt lịch khám trực tuyến tại đây.
Bước1
- Truy cập: http://dkonline.ehealth.gov.vn để đăng ký khám bệnh theo yêu cầu
Bước 2
- Đăng kí tài khoản của bệnh nhân.
Bước 3
- Đăng nhập tài khoản và đặt lịch, mặt bệnh đăng kí khám.
Hy vọng, với việc triển khai đặt khám trực tuyến tại bệnh viện K sẽ giúp người bệnh rất nhiều lợi ích trong việc giảm thiểu thời gian chờ khám, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người bệnh, nhất là ở tỉnh xa.
Ngoài ra, người bệnh và gia đình có thể liên hệ số điện thoại đường dây nóng của bệnh viện K: 0904690818 để được giải đáp thắc mắc.
6. Bảng giá khám bệnh tại Bệnh viện K Trung ương
Hiện nay, bệnh viện có tiến hành các gói khám tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung và buồng trứng, ung thư gan, phổi, tuyến tiền liệt… với chi phí cụ thể như sau:
STTGói khám tầm soátChi phí gói khám
(đồng)1 Ung thư vú2.500.0002 Ung thư cổ tử cung & buồng trứng3.150.0003 Ung thư gan2.100.0004 Ung thư phổi2.500.0005 Ung thư dạ dày2.600.0006 Ung thư đại trực tràng2.900.0007 Ung thư vòm họng1.850.0008 Ung thư tuyến giáp2.600.0009 Ung thư tiền liệt tuyến1.800.000
Ngoài ra, để biết bảng giá Danh mục dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện, bạn có thể tìm hiểu tại đây.
Bài viết trên đây 2bacsi đã giới thiệu sơ lược về bệnh viện K Hà Nội . Hi vọng nó sẽ giúp bạn trong việc đi khám và điều trị ung thư !
Các tìm kiếm liên quan đến bệnh viện K Hà Nội
- khám dịch vụ ở bệnh viện k
- giám đốc bệnh viện k tân triều
- bác sĩ giỏi ở bệnh viện k
- bệnh viện k cơ sở nào tốt nhất
- bệnh viện k3 chữa bệnh gì
- khoa điều trị theo yêu cầu bệnh viện k
- đặt lịch khám bệnh viện k tân triều
- nên khám ở bệnh viện k nào