[Phụ huynh chú ý] Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Trương Phú Hải
Chuyên mục
Bệnh nam khoa
July 25, 2019

Theo trang VnExpress, đa số bé trai mới sinh (96%) đều có hẹp bao quy đầu sinh lý, đến 3 tuổi, tỷ lệ này giảm dần xuống còn 10% và giảm xuống còn 1% lúc 14 tuổi. Làm sao biết được con mình có bị chứng hẹp bao quy đầu hay không là câu hỏi nhiều phụ huynh thắc mắc cần lời giải đáp. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để xem chuyên gia chia sẻ các dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ.

Hẹp bao quy đầu là gì?

Theo wikipedia, Hẹp bao quy đầu là hiện tượng da quy đầu dương vật không kéo xuống được ngay cả khi cương cứng. Phần lớn trẻ em nam sinh ra đều bị hẹp, khi lớn lên quy đầu sẽ tự tuột ra. Trường hợp da quy đầu không tự tuột sẽ cần phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ. Cần chú ý kéo da quy đầu của trẻ xuống lúc tắm từ khi trẻ còn nhỏ, nếu đến trên 10 tuổi mà quy đầu vẫn chưa xuống thì phải phẫu thuật.

Có 2 dạng hẹp bao quy đầu: hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Hẹp bao quy đầu sinh lý: chiếm hầu hết các trường hợp, là do sự phát triển bình thường của các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu.

- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: ít gặp hơn (<16%), bao quy đầu bị dính sau khi bị viêm nhiễm, gây sẹo xơ.

Nếu muốn biết con mình có bị hẹp bao quy đầu không thì cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất và có phương hướng điều trị phù hợp.

dấu hiệu hẹp bao quy đầu

Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ phụ huynh nên đưa con đi khám

Dưới đây là một số dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ phụ huynh cần biết nêm đưa con đi khám để nhận biết tình trạng bệnh lý của con mình để kịp thời đi khám và điều trị, tránh ảnh hưởng về sau.

- Phần da quy đầu không thể kéo xuống được ngay cả khi dương vật cương cứng.

- Khi đi tiểu chỉ để lại một lỗ rất nhỏ để nước tiểu thoát ra ngoài.

- Nước tiểu thường bị đọng lại ở bao quy đầu nên bao quy đầu thường bị căng phồng phải một lúc sau mới hết.

- Có thể bị xuất tinh sớm khi quan hệ tình dục.

- Trẻ thường xuyên quấy khóc khi đi tiểu

- Gồng mình rặn tiểu, đỏ mặt, biếng ăn...

Hẹp bao quy đầu ở trẻ gây khó khăn cho trẻ sau mỗi lần đi tiểu. Khi đi tiểu, nước tiểu đọng lại, lâu dần cùng với những chất bẩn tích tụ lại trong lớp bao da quy đầu; tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây nên viêm nhiễm. Hẹp bao quy đầu ở trẻ còn ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật, tình trạng viêm nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dương vật.

Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu

Bao quy đầu là phần da bao bọc lấy dương vật rất quan trọng vì thế nên chú ý ngay khi trẻ còn nhỏ. Chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ thường xảy ra do những nguyên nhân dưới đây, mọi người nên chú ý để biết cách phòng tránh cho trẻ.

Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu bẩm sinh

Phần lớn các bé trai sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường nên các cha mẹ cũng không cần quá lo lắng quá. Bởi bình thường, hiện tượng này sẽ tự khỏi sau khi trẻ lớn dần, nhưng nếu đến hơn 3 tuổi mà tình trạng hẹp bao quy đầu của bé vẫn còn thì lúc đó, các cha mẹ cần phải đưa bé đi khám ngay. Vì lúc đó, bé đã bị hẹp bao quy đầu bệnh lý chứ không còn là hiện tượng sinh lý nữa.

Nếu không can thiệp kịp thời, hẹp bao quy đầu sẽ có thể bị mắc phải các bệnh viêm nhiễm như viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo, nhất là sự phát triển của dương vật cũng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến chức năng sinh dục sau này cũng bị ảnh hưởng theo.

Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu khách quan

Ngoài do hẹp bao quy đầu bẩm sinh thì vẫn còn có những nguyên nhân bị hẹp bao quy đầu khác, đó có thể là do biến chứng của các bệnh nam khoa khác như bệnh lậu,... Vì khi bị bệnh lậu, các vi khuẩn gây bệnh có thể tấn công ngược vào trong, từ đó có thể dẫn đến hẹp bao quy đầu hoặc hẹp niệu đạo.

Không chỉ vậy, nguyên nhân bị hẹp bao quy đầu khác còn có thể là do khi nam giới đến tuổi dậy thì và dương vật bắt đầu xuất hiện hiện tượng cương cứng, bao quy đầu có thể lộn lên lộn xuống tuột khỏi phần quy đầu, nhưng khi bị hẹp bao quy đầu thì không thể làm vậy, hoặc rất khó để bao quy đầu tuột khỏi phần quy đầu.

hẹp bao quy đầu

Chữa và điều trị hẹp bao quy đầu như thế nào?

Không ít phụ huynh lo lắng rằng có cần thiết phải chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ  khi còn nhỏ không, chữa và điều trị hẹp bao quy đầu như thế nào an toàn tốt nhất.

Chuyên gia nam học chia sẻ rằng, nếu phát hiện trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý thì cần điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ càng sớm càng tốt. Khi trẻ còn nhỏ điều trị sẽ dễ hơn vì bệnh ở giai đoạn đầu, nếu thực hiện tiểu phẫu sẽ nhanh lành vết thương, tránh để càng lâu gây biến chứng và viêm nhiễm khó chữa.

Điều trị hẹp bao quy đầu khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng của hẹp bao quy đầu.

Điều trị có thể bao gồm: tuột bao quy đầu nhẹ nhàng hàng ngày, bôi thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ, nong bao quy đầu hoặc cắt bao quy đầu.

Khi nào cần phải cắt bao quy đầu?

Không phải trường hợp hẹp bao quy đầu nào cũng cần phải cắt bao quy đầu. Chỉ nên cắt bao quy đầu khi được bác sĩ thăm khám và chỉ định, vì thế các mẹ nên đưa con mình đi khám để biết được tình trạng chính xác, mức độ bệnh lý mới có hướng điều trị thích hợp.

Cắt bao quy đầu thường không cần thiết trong điều trị hẹp bao quy đầu.

Cắt bao quy đầu có thể được chỉ định khi:

- Hẹp bao quy đầu bệnh lý

- Viêm da quy đầu nặng hoặc tái phát, thất bại với điều trị thuốc bôi tại chỗ

- Nghẹt bao quy đầu, không thể tuột lên về bình thường

- Nhiễm trùng tiểu tái phát do hẹp bao quy đầu

Tác hại của việc không điều trị hẹp bao quy đầu

Rất nguy hiểm nếu các phụ huynh có con trai và các quý ông mắc chứng hẹp bao quy đầu mà không chữa trị.  Dưới đây là một số tác hại của việc không điều trị hẹp bao quy đầu nếu mọi người chủ quan và lơ là trong việc thăm khám và chữa trị.

  • Kìm hãm sự phát triển

Ở các bé trai, nếu bao quy đầu bị hẹp và không được điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về kích thước của “cậu nhỏ”. Bởi vì bao quy đầu luôn bị bó hẹp trong lớp da, không được tự do phát triển như những trẻ khác.

Còn ở nam giới trưởng thành, khi bao quy đầu bị hẹp thì sẽ khiến cho quá trình cương cứng bị hạn chế, gây đau, tức, khó chịu. Và đây cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng thắt nghẹt bao quy đầu, làm cho quá trình lưu thông máu hoạt động không hiệu quả, dẫn đến tình trạng phù nề, nặng hơn là hoại tử “cậu nhỏ”.

  • Các bệnh viêm nhiễm

Do bao quy đầu bị hẹp, khiến cho vi khuẩn và chất độc trong nước tiểu bị giữ lại, gây khó khăn cho việc vệ sinh. Để lâu, các chất bẩn tích tụ ngày một nhiều và gây nên hiện tượng tượng ngứa, sưng, nổi mụn nhọt ở cơ quan sinh dục. Không chỉ vậy, bao quy đầu hẹp sẽ làm lỗ tiểu bị bít kín, gây bí tiểu, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng của bàng quang và gây suy thận.

tác hại của việc không điều trị hẹp bao quy đầu
  • Ung thư dương vật

Có tới 85% bệnh nhân bị ung thư dương vật là do không chữa trị tình trạng hẹp bao quy đầu. Bên cạnh đó, phần lớn những bà vợ có chồng bị hẹp bao quy đầu thường bị viêm nhiễm phụ khoa, thậm chí là ung thư cổ tử cung.

  • Gây vô sinh

Bao quy đầu hẹp sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa dương vật, gây ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt và làm giảm chất lượng cũng như độ kết dính của dương vật, gây nên tình trạng vô sinh.

Mách bạn cách chăm sóc trẻ bị hẹp bao quy đầu

Ở trẻ bộ phận sinh dục rất nhạy cảm vì thế các bậc cha mẹ nên lưu ý cách chăm sóc và vệ sinh cho trẻ. Việc vệ sinh và chăm sóc cậu nhỏ của các bé sẽ tránh được các bệnh viêm nhiễm và bệnh lý liên quan đến bao quy đầu, đồng thời sẽ giúp các bé tạo thói quen tự biết cách giữ gìn vệ sinh cho mình.

Theo thời gian, bao quy đầu sẽ tự tuột ra khi trẻ khoảng 1 tuổi, hầu hết sẽ bình thường khi trẻ 4 tuổi, một số ít muộn hơn đến khi trẻ dậy thì.

Cha mẹ và người chăm sóc cần biết cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để ngăn ngừa viêm nhiễm gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: chú ý thay tã thường xuyên, tránh bị hăm tã và gây kích ứng da. Rửa bộ phận sinh dục khi tắm mỗi ngày.

- Không nên cố gắng tuột mạnh bao quy đầu của trẻ vì nguy cơ rách, chảy máu, sẽ gây xơ hóa sau này dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Ba mẹ chỉ cần kéo nhẹ nhàng bao quy đầu của trẻ xuống, khi bao quy đầu trẻ đã tuột được (một phần hoặc hoàn toàn), ba mẹ có thể rửa và lau khô.

Sau đó, ba mẹ nhớ kéo bao quy đầu trở lại bình thường phủ lên đầu dương vật, nếu không sẽ gây nghẹt bao quy đầu.

Nghẹt bao quy đầu: là tình trạng bao quy đầu không thể kéo lên về bình thường để che phủ quy đầu, bị nghẹt và phù nề, sưng đỏ, nguy cơ hoại tử. Nếu bị nghẹt bao quy đầu, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

- Khi trẻ lớn hơn, hướng dẫn trẻ cách tự làm vệ sinh "bạn nhỏ".

Điều trị hẹp bao quy đầu ở đâu an toàn uy tín?

Điều trị hẹp bao quy đầu ở đâu an toàn uy tín luôn là mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh và nam giới. Làm sao để biết được cơ sở nào chữa hẹp bao quy đầu uy tín, an toàn và đảm bảo chất lượng thì mọi người nên tìm hiểu kỹ càng trước khi lựa chọn.

Theo bác sĩ Trương Phú Hải – Chuyên khoa II Nam học – Ngoại tiết niệu chia sẻ: Việc thực hiện cắt bao quy đầu dù là tiểu phẫu đơn giản nhưng cũng nên được tiến hành tại cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị y khoa, đội ngũ bác sĩ giỏi để đảm bảo kết quả tốt nhất.

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, tọa lạc tại số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội từ lâu đã trở thành địa chỉ khám chữa bệnh nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,… Đặc biệt là thực hiện cắt bao quy đầu cho các đấng mày râu. Là địa chỉ ược nhiều chuyên gia cũng như các bệnh nhân đánh giá cao về chất lượng, trình độ chuyên môn bác sĩ và hiệu quả chữa bệnh.

Chữa hẹp bao quy đầu tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu công nghệ Hàn Quốc trong cắt bao quy đầu không gây đau đớn. Và phương pháp này mang lại rất nhiều ưu điểm vượt trội như sau:

+ An toàn tuyệt đối: Mức độ cắt bỏ phù hợp, tạo cảm giác thoải mái, không gây thương tổn cho dương vật. Không ảnh hưởng đến hệ thần kinh dương vật, nâng cao chất lượng đời sống tình dục. Giúp nam giới vệ sinh dương vật dễ dàng hơn.

+ Không đau: Các đấng mày râu sẽ được tiến hành gây tê tại chỗ trước khi làm thủ thuật nên không gây cảm giác đau, ít chảy máu.

+ Tính thẩm mỹ cao: Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu sử dụng chỉ tự tiêu, không để lại sẹo xấu. Sau thủ thuật, dương vật trở về hình dạng như bình thường. Đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tạo sự hấp dẫn.

+ Thời gian thực hiện ngắn, thời gian phục hồi nhanh: Thủ thuật hoàn tất sau 15-20 phút, không cần nằm viện. Nam giới có thể ra về ngay trong ngày, không ảnh hưởng đến công việc và học tập. Sau khoảng từ 7-10 ngày vết thương sẽ lành và bình phục.

Thông tin ở trên chắc hẳn đã giúp các bậc phụ huynh và nam giới làm sáng tỏ dấu hiệu hẹp bao đầu ở trẻ nhỏ. Nếu còn điều gì thắc mắc cần tư vấn thì hãy liên hệ qua hotline 0243.9656.999

Các tìm kiếm liên quan đến dấu hiệu hẹp bao quy đầu

cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ

cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em

hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì

thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em

cách nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu

hẹp bao quy đầu ở người lớn

hẹp bao quy đầu bệnh học

Trương Phú Hải

Tác giả : Trương Phú Hải

Chuyên khoa: chuyên khoa II Ngoại khoa tiết niệu, nam học.

Trình độ học vấn:

-Đại học Y Hà Nội

Quá trình công tác:

- Từng công tác tại khoa Ngoại – bệnh viện Đa khoa Hà Đông – Hà Nội

-PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện đa khoa Hà Nội

-Chuyên viên y tế công tác tại Agola...

-Giảng viên bộ môn Ngoại khoa tại Học viện Quân Y 103

Sở trưởng chuyên môn:

         -Tư vấn và điều trị các bệnh lý nam khoa

         - Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nam giới

         - Thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu và ngoại tiết niệu nam

         - Phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, dò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Bác sĩ luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe các bệnh nam khoa, viêm nhiễm cơ quan sinh dục nam, rối loạn chức năng sinh lý cũng như là chuẩn đoán vô sinh hiếm muộn ở nam giới.

Đầy đủ thông tin tại : Trương Phú Hải - Bác sĩ tư vấn tại 2bacsi

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap