Đi ngoài ra bọt- Bác sĩ hé lộ nguyên nhân khiến bạn ngỡ ngàng!

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Trịnh Tùng
Chuyên mục
Bệnh hậu môn
July 22, 2019

Đi ngoài ra bọt, phân lỏng, có lẫn nhầy, nát, không thành khuôn… là những triệu chứng bạn đang gặp phải. Liệu đây có phải là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này.

Hiện tượng tiêu chảy có bọt ở người lớn

Đi ngoài là một trong các hoạt động quan trọng, diễn ra hàng ngày của cơ thể và đó là một quá trình dài. Cụ thể, thức ăn sau khi được đưa vào miệng thì sẽ bắt đầu hành trình tiêu hóa thông qua các cơ quan dạ dày – ruột non – ruột già (đại tràng) – trực tràng – hậu môn. Chúng ta nạp vào thức ăn và thải ra phân, đó là một điều rất bình thường. Nhưng bạn có biết, nhìn phân có thể đoán được tình trạng sức khỏe hay không?

Tiêu chảy ra bọt


Vì sao lại bị đi ngoài ra bọt?

Một người khỏe mạnh, có hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ cho ra phân có chất lượng ổn định, không mềm quá cũng không quá cứng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp người lớn sẽ đi ngoài ra phân có sủi bọt (thường thì phân lúc này cũng sẽ mềm hơn bình thường). Bất cứ thứ gì cũng có nguyên do của nó, tiêu chảy ra bọt cũng vậy. Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho phân của chúng ta sủi bọt một cách thường xuyên:

  • Nóng trong người: Phân sủi bọt cho là một biểu hiện cho thấy bạn đang bị nóng trong người do cơ địa, thức khuya hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh. Riêng đối với những người uống nhiều thuốc kháng sinh thì không chỉ có hiện tượng sủi bọt mà còn có mùi nồng hơn bình thường. Cách tốt nhất để cải thiện là uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ hòa tan.
  • Bất ổn về tâm lý: Căng thẳng kéo dài không chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tiêu hóa, mà còn khiến cho người trưởng thành gặp phải tình trạng đi cầu ra bọt. Nguyên nhân là vì mỗi khi chúng ta bị stress, nhu động ruột sẽ hoạt động mạnh hơn gấp nhiều lần.
  • Rối loạn tiêu hóa: Chứng rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, xảy ra vì những co thắt không bình thường ở các cơ vòng. Nguyên nhân là vì chúng ta nạp vào dạ dày những thức ăn không hợp vệ sinh, có tính hàn hoặc tính nóng mạnh hơn mức cho phép. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ bị tiêu chảy 3-4 lần ngay sau khi phát bệnh. Sau khi đi ngoài xong, nếu quan sát kỹ sẽ thấy có một lớp bọt mỏng nổi trên phân.
  • Viêm đại tràng: Bên cạnh nguyên nhân cơ địa và vấn đề từ ăn uống, người trưởng thành có thể đi ngoài ra bọt do viêm đại tràng (có trường hợp do viêm đại tràng co thắt). Ngoài tình trạng đi ngoài ra phân mềm có sủi bọt, viêm đại tràng cũng sẽ khiến cho người bệnh bị đau bụng quặn từng cơn, tim đập nhanh hơn mức bình thường, đầy hơi, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, táo bón xen kẽ với tiêu chảy v.v… Viêm đại tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa không thể xem thường. Bởi nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ trở thành mãn tính, đồng thời dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng và nghiêm trọng nhất là ung thư đại tràng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng như:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn ít chất xơ, quá nhiều đồ chiên xào, thực phẩm nhiều tinh bột…
  •  Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích;
  • Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng…
  • Tinh thần căng thẳng, stress kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn;
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc Tây khi sử dụng quá nhiều trong thời gian dài.

Làm gì để khắc phục tình trạng đi ngoài ra bọt?

Theo thống kê thì tỷ lệ người lớn tiêu chảy ra bọt không hề thấp, nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách khắc phục được tình trạng. Không để cho bạn phải giữ sự thắc mắc đó quá lâu, chuyên mục của chúng tôi sẽ gửi đến bạn những hướng dẫn cần thiết.về những việc mà bạn nên làm khi bị tiêu chảy ra bọt. Tình trạng này sẽ được phân thành 2 trường hợp, chúng tôi tạm đánh số là 1 và 2.

  • Trường hợp 1: Bình thường

Tiêu chảy ra bọt ở người lớn sẽ là một hiện tượng bình thường khi số lần đi ngoài từ 1-2 lần trong ngày. Đồng thời cân nặng vẫn duy trì ở mức ổn định, bụng không bị đau quặn kéo dài.

Trong trường hợp này, chúng ta không cần phải bận tâm vì đó không phải là dấu hiệu của bệnh, mà chỉ là những biểu hiện của việc lượng nhiệt cơ thể tăng cao. Chỉ cần bạn chú ý điều chỉnh lại khẩu phần ăn uống và nghỉ ngơi nhiều hơn thì phân sẽ không còn bị sủi bọt nữa.

  • Trường hợp 2: Bất thường

Trong trường hợp tình trạng đi ngoài ra bọt kéo dài, diễn ra thường xuyên và có kèm theo những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng sẽ được cho là bất thường và cần lưu ý.

Đối với rối loạn tiêu hóa, bạn có thể uống một số loại men tiêu hóa như Lactomin plus, Smecta, Antibio, cốm Bioacimin theo liều lượng từ 1-2 lần/ ngày.

Uống men tiêu hóa Lactomin plus 1-2 lần/ ngày

Nếu phân hoặc nước tiểu có lẫn máu, hãy đến gặp bác sĩ ngay sau đó, tránh để bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Đại tiện ra bọt có thể là phản ứng bình thường của cơ thể với thức ăn có tính nóng, do tình trạng tâm lý hoặc do bệnh lý. Dù vì lý do gì đi chăng nữa thì đây cũng là một tình trạng khiến cho chúng ta lo lắng, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng ngược. Vì vậy, ghi nhớ những điều sau đây để phòng tránh là điều rất cần thiết:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Nên ăn những món lỏng, dễ tiêu như: cháo, súp và chia thành nhiều bữa nhỏ; Không ăn đồ cay, nóng, các món gỏi sống, đồ quá nhiều dầu mỡ, tinh bột; Nói không với chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá; Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả…
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Đây là khoảng thời gian người bệnh cần được nghỉ ngơi và thư giãn, không vận động quá nhiều hoặc để tinh thần căng thẳng, luôn giữ tinh thần được thoải mái, hạn chế căng thẳng và dành nhiều thời gian hơn để tập thể dục, nghỉ ngơi một cách hợp lí.
  • Bù nước và chất điện giải, men vi sinh: Đối với trường hợp bị đi ngoài ra bọt kéo dài sẽ khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng, do đó cần bổ sung kịp thời bằng dung dịch Oresol. Bạn có thể pha 1 gói với 1 lít nước, ngày uống 1 – 2 lần. Hoặc bạn cũng có thể uống dung dịch chanh muối, cam muối… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Hình thành cho bản thân thói quen ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kĩ để có thể ngăn những tác hại từ môi trường và giảm áp lực làm việc lên dạ dày.
  • Lưu ý, phải rửa tay thật sạch trước khi ăn. Thói quen này sẽ giúp bạn tránh đến trên 50% các bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dành sự quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm. Thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh về dạ dày ngày càng tăng cao ở các nước trên thế giới.
  • Hạn chế ăn các món cản trở quá trình tiêu hóa, gây nóng trong người. Đồng thời bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể để nếu có bị đại tiện ra bọt thì cũng không bị mất nước.

Hiện tượng đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh

Tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ thường đi tiêu sau mỗi cữ bú. Bé thường đi 5-10 lần trong một ngày, phân sệt, màu vàng sậm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt cộng thêm chất nhầy rất có thể hệ tiêu hóa đang có vấn đề. Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt kéo dài luôn khiến mẹ thấp thỏm không yên.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sơ sinh đi ngoài ra bọt. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này:

Hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện

Chức năng đường ruột và tiết niệu của bé sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện vì vậy dẫn đến tình trạng đi ngoài có bọt. Nếu phân của trẻ sơ sinh hơi lỏng, có bọt và chất nhầy thì có khả năng đường ruột của bé bị kích thích và bé chưa tiêu hóa hết đường trong sữa.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Các vi khuẩn như như Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Campylobacter hay E. coli cũng có thể gây ra hiện tượng đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy.

Nếu bị nặng bé có thể bị chuột rút, sốt. Bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để khám chữa.

Dị ứng sữa

Bé sơ sinh có thể bị dị ứng protein trong sữa dẫn đến đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy. Ngoài ra bé có thể gặp các triệu chứng sau: đau bụng, có máu trong phân.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng cũng có thể gây phát ban, sưng và khó thở.

Bé dị ứng sữa


Hội chứng kém hấp thu

Các bé mắc hội chứng kém hấp thu cũng dẫn đến tình trạng đi ngoài có bọt vì chất dinh dưỡng không được tiêu hóa hết.

Chế độ ăn uống của mẹ

Nếu bé đang bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ ăn các loại thức ăn nhuận tràng có thể khiến bé bị đi ngoài có bọt.

Tình trạng đi ngoài có bọt của em bé sơ sinh

Ở thời điểm ban đầu, khi có dấu hiệu bất thường ở đường ruột, phân của trẻ sơ sinh thường xuất hiện bọt. Lúc này có 5 trường hợp:

Liên tục đi ngoài ra bọt và quấy khóc

Khi bé đi ngoài có bọt liên tục và quấy khóc, bú ít hoặc bỏ bú, có dấu hiệu bị giảm cân hay không lên cân trong một thời gian dài… Điều này cho thấy đang có dấu hiệu trẻ bị viêm nhiễm đường ruột hay bệnh rối loạn tiêu hóa.

Một số nguyên nhân cụ thể đã được chỉ ra:

  • Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột
  • Bé bị dị ứng sữa ngoài và các chế phẩm từ sữa
  • Trẻ sơ sinh có hội chứng kém hấp thu
  • Mẹ đang cho con bú nhưng lại dùng thuốc xổ hoặc ăn các loại thức ăn nhuận tràng
  • Trẻ sơ sinh bị lạnh bụng
  • Trường hợp này, mẹ không nên tự ý mua thuốc hay dùng bất kỳ mẹo dân gian nào để điều trị bệnh trẻ em này vì có thể gây phản tác dụng. Cách tốt nhất là cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám và có sự chỉ dẫn, hỗ trợ điều trị kịp thời.
Có bọt khi đi ngoài nhưng vẫn bú mẹ bình thường

Tính chất phân của trẻ có thay đổi nhưng bé bú mẹ bình thường, không quấy khóc, tăng cần đều thì không đáng ngại. Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân nào cụ thể.

Mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ thật chu đáo và chú ý đến chế độ ăn của bản thân thì tình trạng bé sơ sinh đi ngoài ra bọt cũng sẽ rất nhanh hết.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy

Tính chất phân dạng này có 3 trường hợp về sức khỏe của bé:

  • Phân trẻ có màu xanh sẫm, lượng ít, có dính nhầy, khi bú hoặc sau khi bú trẻ thường quấy khóc thường do trẻ bị đói. Trường hợp này, các mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc tăng lượng sữa phù hợp để trẻ bú đủ, bú no.
  • Phân trẻ cứng, mặt ngoài có nhầy hoặc máu là biểu hiện của bệnh táo bón.
  • Phân trẻ như bã đậu, có màu xanh lẫn chất nhầy là do trẻ bị viêm nhiễm ở đường ruột.
  • trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt 2
  • Nếu bé đi ngoài nhiều hơn và quấy khóc, rất có thể đường ruột đang có vấn đề
Trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài ra bọt

Mẹ cần biết rằng tiếng sôi bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bình thường và không gây khó chịu như mẹ nghĩ.

Chỉ khi bé quấy khóc liên tục thì có thể là do sự tắc nghẽn của lượng khí ở các nếp gấp của ruột hoặc một nơi nào đó trong đường tiêu hóa.

Nguyên nhân có thể do chế độ ăn của mẹ có nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu (khi bú mẹ hoàn toàn), hoặc mẹ cho bé bú bình không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh…

Để hạn chế tình trạng này mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Hạn chế thực phẩm sinh hơi như cà chua, cam, bắp cải… Không ăn thực phẩm cay nóng, gia vị nặng mùi.
  • Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu sẽ không dung nạp được đường lactose có trong sữa ngoài.
  • Khi bé sơ sinh bị sôi bụng chỉ cần thay đổi tư thế cho trẻ bằng cách đặt trẻ tựa đầu lên vai và vỗ lưng để trẻ ợ nóng, hoặc đặt trẻ nằm ngửa, gập đầu gối và di chuyển từng chân trẻ lên xuống.
Bé sơ sinh 1 tháng tuổi đi ngoài ra bọt

Trong 1 tháng đầu tiên, với bé bú sữa mẹ, sẽ đi đại tiện khoảng 5-6 lần/ngày, phân hoa cà hoa cải. Nếu trẻ bú sữa công thức thì đi đại tiện ít hơn từ 1-3 lần/ngày, phân thường dẻo, và có màu nhạt hơn, mùi cũng nặng hơn.

Nếu bé sơ sinh đi ngoài có bọt, phân lỏng hơn và có chất nhầy rất có thể đường ruột đang bị kích thích do chưa tiêu hóa hết chất đường có trong sữa.

Vì bé còn nhỏ, mẹ không nên tự ý chữa bằng mẹo dân gian mà nên cho con khám lại ở chuyên khoa tiêu hóa để có hướng điều trị cụ thể tốt nhất.

Cách chữa bé đi ngoài ra bọt hiệu quả

Điều quan trọng nhất là mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến bé đi ngoài có bọt. Nếu bé đi ngoài có bọt nhưng không bị tiêu chảy và vẫn khỏe mạnh, tăng cân bình thường thì mẹ chỉ cần chú ý chế độ chăm sóc và dinh dưỡng của bé. Đối với các bé đang bú sữa mẹ vẫn cho bé bú bình thường. Nếu bé đang dùng sữa công thức mẹ có thể cân nhắc việc thay đổi nhãn hiệu sữa và vệ sinh sạch sẽ tay, đồ dùng trước khi cho bé ăn.

Đối với các bé đi ngoài sủi bọt kéo dài và kèm theo các dấu hiệu bất thường mẹ nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân bệnh. Ngoài ra mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau tại nhà để giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe:

Cho bé uống đủ nước
  • Giữ cho bé đủ nước: Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt kèm tiêu chảy, điều quan trọng là mẹ cần tránh cho bé mất nước. Hãy tiếp tục cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường nếu bé không bị nôn.
  • Tránh xa đường: Mẹ không nên cho bé các loại nước có đường nếu bé đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy. Chúng sẽ khiến tình trạng của bé thêm tồi tệ.
  • Thay tã thường xuyên: Mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên để giúp bé khô ráo, thoải mái. Nếu bé khó chịu mẹ hãy cố gắng an ủi và dỗ dành bé.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Quần áo và chăn đệm của bé cần giặt riêng để tránh sự lây lan. Mẹ nên rửa tay thường xuyên khi chăm sóc cho bé.

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như: Đi ngoài ra bọt, đau bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện… Hãy liên hệ ngay tới tổng đài: 02.438.746.999

Gợi ý của google liên quan đến từ khóa:

đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng

đi ngoài có mùi tanh

đi ngoài ra chất nhầy màu trắng


Nguồn tham khảo:

https://www.benhduongtieuhoa.com/nguoi-lon-di-ngoai-ra-bot-co-phai-bi-viem-dai-trang.html

https://daitrang.net/di-ngoai-ra-bot---dau-hieu-phai-can-trong_888.html

https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/tre-so-sinh-di-ngoai-co-bot

https://eva.vn/lam-me/tre-so-sinh-di-ngoai-co-bot-la-bi-benh-gi-c10a342936.html

Trịnh Tùng

Tác giả : Trịnh Tùng

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng tham giam khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý hậu môn - trực tràng tại một số bệnh viện đa khoa khu vực Hà Nội. Cố vấn chuyên môn (Phẫu thuật) của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Phụ trách khoa ngoại của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội.

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng là bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm khám, điều trị và phẫu thuật  các bệnh lý hậu môn - trực tràng như: Trĩ, rò hậu môn, polyb hậu môn,... . Với kinh nghiệm,, trình độ chuyên môn, kĩ thuật và phương pháp điều trị tốt, bác sĩ luôn được người bệnh tin tưởng và tín nhiệm.

Đầy đủ thông tin tại : Trịnh Tùng - CEO 2bacsi

Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap