[Axit uric 450 - 520] 9+ Thực phẩm giảm axit uric tăng cao

Tham vấn y khoa : Bác sĩ
Hà Văn Hương
Chuyên mục
Bệnh xương khớp
July 22, 2019

Acid uric là gì ? Làm thế nào để giảm acid uric đang tăng cao ? Các cách đào thải acid uric nhanh . Là câu hỏi mà rất nhiều người mắc bệnh gout đang tìm kiếm. Vậy tại sao acid uric cao thì thường bị bệnh gout ? Thì chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé

Phác đồ điều trị tăng acid uric cho người bị gout

Gout là một dạng bệnh xương khớp do rối loạn chuyển hoá acid uric gây ra. Lượng acid uric trong máu tăng cao, làm các tinh thể urat ở các mô của cơ thể lắng đọng lại các khớp gây nên bệnh gout. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai tăng acid uric máu đều bị bệnh gout. Vậy hàm lượng acid uric trong máu bao nhiêu là cao ?

Bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl ( < 420 micromol/l ) do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất trong cơ thể.Khi một người ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm mất cân bằng quá trình tổng hợp và đào thải này.

Chẳng hạn tăng lượng tổng hợp acid uric hoặc giảm thải trừ acid uric. Và điều đó làm tăng acid uric trong máu. Acid uric trong máu được coi là cao khi nó tăng cao hơn chỉ số acid uric bình thường (tùy theo chỉ số của mỗi phòng xét nghiệm, tuổi, giới tính), chỉ số acid uric bình thường ở nam là trên 7,0 mg/dl ( >420 micromol/l), ở nữ trên 6,0 mg/l (>360 micromol/l) là mức acid uric có thể gây nên bệnh gout

Vậy chế đồ ăn cho người bị tăng acid uric là gì ? Những thức ăn nước uống nào giúp đào thải acid uric nhanh ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Chế độ ăn uống hằng ngày cho người bị tăng acid uric

Dưới đây là thực đơn ăn uống dành cho người bệnh gout khi tăng axit uric.

Thực đơn buổi sáng cho người có hàm lượng acid uric tăng cao
Thực đơn bữa tối cho người có hàm lượng acid uric tăng cao

Ngoài ra người bệnh có thể kết hợp dùng một số loại hoa qua hoặc đồ uống chế biến từ những loại hoa quả dưới đây. Cũng rất tốt để làm giảm axit uric trong máu

Chuối - dành cho mức acid uric >450

Trong một quả chuối có chứa 105 calo, lượng đường rất thấp lại giàu vitamin B6, C, chất xơ, kali, magie, acid folic… rất có lợi cho người bị gout. Chuối có lượng kali cao (422 mg/ quả) giúp duy trì huyết áp, tăng đào thải acid uric qua đường tiết niệu từ đó, giúp giảm acid uric và các triệu chứng của bệnh gout hiệu quả. Ngoài ra 10,3 mg vitamin C trong chuối cũng góp phần làm giảm nồng độ acid uric máu và giảm các triệu chứng của bệnh.

Chưa kể, trong mỗi quả chuối còn có 24µg acid folic có vai trò rất lớn trong việc giảm acid uric và cải thiện các mô bị hỏng trong các khớp xương.

Ổi - Nên dùng hằng ngày cho người có mức acid uric 460

Được mệnh danh là “mỏ” dinh dưỡng cho sức khỏe, ổi không chỉ bổ dưỡng mà còn là nguồn cung cấp đa số sinh tố tuyệt vời cho cơ thể. Hàm lượng vitamin C, kali có trong ổi còn rất tốt cho người bị gout. Đây là loại trái cây rất phổ biến và có thể sử dụng hàng ngày để làm giảm nồng độ acid uric trong máu đồng thời giúp đánh tan những tinh thể muối kết tinh ở các mô, khớp.

Ngoài ra ăn ổi giúp chống ung thư, giảm huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim, phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Và đặc biệt đối với những người bệnh sử dụng thuốc trị bệnh gout . Ổi còn giúp tránh các tác dụng phụ mà thuốc mang lại

Táo - Dùng vào mỗi bữa chiều cho người có acid uric 470

Thành phần của táo chứa nhiều acid malic có tác dụng trung hòa lượng acid uric trong máu. Có thể sử dụng táo trước, trong và sau bữa ăn. Trong một quả táo có khoảng 30mg ketone, 15% là các chất hydrocarbon và chất keo; các loại vitamin A, C, E. Ngoài ra, lượng kali và các chất chống oxy hóa cũng rất phong phú

Đó là lý do táo là loại quả được rất nhiều người ưa chuộng và được sử dụng nhiều trong việc bồi bổ sức khỏe lẫn phòng, trị bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo nên duy trì ăn táo hàng ngày để đạt hiệu quả tốt.

Cherry ( Anh đào ) - Acid uric 480 nên thường xuyên dùng cherry

Được biết đến là loại trái cây rất giàu vitamin C và đặc biệt cherry còn chứa 1 loại chất chống viêm là anthocanis, hỗ trợ giảm nồng độ uric acid trong máu và ngăn chặn chúng kết tinh lắng đọng tại các khớp

Người bị bệnh gout nên ăn 200gram cherry (anh đào) mỗi ngày hoặc có thể uống 1-2 ly nước ép để giảm acid uric thấp hơn.

Nho - Nên dùng hằng ngày cho mức acid uric 500

Loại quả này có tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ khí huyết và lợi tiểu.Người có mắc bệnh gout nên ăn nho thường xuyên để nâng cao tính kiềm trong cơ thể và đào thảo acid uric ra ngoài. Nhiều người còn sử dụng nho tươi nấu cháo với gạo để giảm các cơn đau dữ dội của gout cấp tính.

Sách Bách Thảo Kính cho rằng, nho có tác dụng “trị gân cốt thấp thống, lợi niệu rất tốt”. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin. Rất tốt cho xương khớp, chống viêm giúp phòng tránh tác dụng phụ đối với người sử dụng các loại thuốc trị gout cấp

Baking Soda - Đồ uống giúp đào thải acid uric

Bột nở có thành phần chính là acid cacbonat, chất này có tác dụng làm giảm acid uric trong máu, cũng như giúp đẩy mạnh quá trình đào thải acid uric khỏi cơ thể. Đồng thời nó có vai trò như chất trung hòa tự nhiên của acid uric bằng cách cân bằng lượng acid và kiềm trong cơ thể.

Người mắc bệnh gout được khuyên nên trộn nửa thìa café bột nở với 1 ly nước và uống 3 lần mỗi ngày.

Được biết, phương pháp này được phát hiện bởi một bác sỹ người Anh tên là Alfred Garrd từ thế kỷ thứ 19 giúp giữ nồng độ acid uric loãng trong nước tiểu , kiềm hóa máu,

Sữa - Thức uống cho người có axit uric cao

Sữa không đường, sữa ít béo, sữa tươi được khuyến khích uống để giảm urat trong huyết tương. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thuỷ phân acid uric trong thành phần huyết tương. Vì vậy, khi xét nghiệm acid uric và thấy tăng cao. Thì người bệnh nên uống các loại sữa này mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống 4-5 ly sữa mỗi ngày còn giảm nguy cơ mắc gout tới 43%.

Tỏi - Thực phẩm giúp đào thải acid uric nhanh chóng

Lưu huỳnh là thành phần hoá học chứa nhiều trong tỏi có thể làm giảm acid uric rất tốt. Tỏi và chanh cũng là nguyên liệu được nhiều người sử dụng làm nước ép để trị bệnh gout.

Ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày trước khi ăn sẽ thấy chỉ số acid uric giảm rõ rệt

Chanh - Uống ước chanh mỗi ngày làm giảm lượng acid uric trong máu

Là loại thực phẩm có tính axít, tuy nhiên khi vào trong cơ thể nó là môi trường dung môi của axít được đồng hóa, tạo ra môi trường kiềm và giúp đào thải acid uric. Bên cạnh đó, chanh còn rất giàu vitamin C, do đó, người bệnh nên pha nửa thìa café nước cốt chanh với 1 ly nước và uống 2 lần/ ngày để giảm acid uric trong máu.

Các loại thực phẩm trên không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn giúp làm giảm lượng acid uric trong máu, rất tốt cho người bị bệnh gout. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá mong đợi các thực phẩm trên sẽ thay thế được thuốc trị gout. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung vào thực đơn những thực phẩm trên, và thường xuyên kiểm tra chỉ số acid uric trong máu định kỳ.



Hà Văn Hương

Tác giả : Hà Văn Hương

Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 nam học . Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm nam khoa. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh – hiếm muộn, các bệnh lý về đường sinh dục của nam giới . Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !


Bài viết liên quan

Xem toàn bộ bài viết --->

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Những thông tin trên 2bacsi chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa . Nguồn tham khảo : 2khoe.com DMCA.com Protection Status Sitemap